brand

Lọc nhớt ô tô là gì? Khi nào nên thay lọc nhớt ô tô?

Lọc nhớt ô tô là một bộ phận quan trọng giúp bảo vệ động cơ bằng cách loại bỏ các tạp chất và cặn bẩn khỏi dầu nhớt. Qua thời gian sử dụng, lọc nhớt sẽ bị bám đầy cặn bẩn, làm giảm hiệu quả lọc và có thể gây hại cho động cơ. Việc thay lọc nhớt định kỳ là điều cần thiết để đảm bảo động cơ luôn hoạt động trơn tru và bền bỉ. Vậy khi nào nên thay lọc nhớt ô tô? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc xung quanh câu hỏi đó.

Lọc nhớt ô tô là gì?

lọc nhớt là gì
Lọc nhớt ô tô là gì?

Lọc nhớt ô tô hay còn được gọi là cốc lọc dầu, đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu được của mỗi chiếc xe. Công dụng chính của lọc nhớt là lọc bỏ cặn, chất bẩn, mạt kim loại cùng các tạp chất xuất hiện trong linh kiện máy khi xe hoạt động. Không chỉ có vậy, lọc nhớt ô tô còn có công dụng chống gỉ động cơ nhờ đặc tính bôi trơn và làm mát. 

Nguyên lý hoạt động của lọc nhớt ô tô

Cấu tạo của lọc nhớt trên ô tô:

  • Van một chiều: Ngăn dầu nhớt chảy ngược khi động cơ ngừng hoạt động.
  • Phần tử lọc: Bao gồm lõi lọc kim loại, giấy, nỉ hoặc lõi lọc ly tâm. Chức năng của nó là giữ lại cặn bẩn, mạt kim loại, và lọc sạch dầu.
  • Van an toàn: Kích hoạt khi đường ống dẫn dầu bị tắc hoặc áp suất trong đường ống vượt quá giới hạn cho phép. Lúc này, lò xo trong van an toàn sẽ bung ra, cho phép dầu chảy trực tiếp qua lõi bầu lọc mà không qua phần lọc để giảm áp suất, bảo vệ động cơ xe.

Nguyên lý hoạt động: Dầu được hút vào đầu lọc, sau đó truyền qua các màng lọc để lọc sạch mạt kim loại, … Sau khi được lọc sạch, dầu sẽ đi ngược ra từ lõi giữa của bầu mọc.

Tại sao cần thay lọc nhớt ô tô định kỳ?

tại sao cần thay lọc nhớt định kỳ
Tại sao cần thay lọc nhớt ô tô định kỳ?

Vai trò của lọc nhớt đối với ô tô

Ngăn chặn sự mài mòn của động cơ, linh kiện

Khi động cơ hoạt động, các bộ phận bên trong liên tục tiếp xúc và di chuyển, gây ra ma sát và mài mòn. Điều này làm giảm tuổi thọ và hiệu suất của động cơ. Lúc này, lọc nhớt ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tiếp xúc trực tiếp giữa các bộ phận, giảm ma sát và mài mòn. Dầu nhờn ở lọc nhớt giúp giảm ma sát và bảo vệ các bề mặt tiếp xúc của linh kiện.

Loại bỏ các chất bẩn gây ô nhiễm

Trong quá trình di chuyển, rất nhiều khói bụi, chất gây ô nhiễm bám vào trong động cơ, linh kiện của xe. Các chất bẩn gây ô nhiễm cũng được sinh ra từ chính động cơ khi hoạt động. Lúc này lọc nhớt có nhiệm vụ lọc sạch, loại bỏ các cặn bẩn khỏi dầu nhớt. Dầu nhớt sạch giúp động cơ hoạt động bền và khỏe hơn, giảm tiêu hao nhiên liệu.

Bảo vệ động cơ khỏi hiện tượng oxy hóa

Khi tiếp xúc với không khí, dầu nhớt ở động cơ và linh kiện rất dễ xảy ra quá trình oxy hóa. Oxy hóa xảy ra làm giảm hiệu suất hoạt động đồng thời tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Lọc nhớt giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa này diễn ra, làm chậm oxy hóa ở động cơ. Kéo dài tuổi thọ của linh kiện.

Tác hại của việc không thay lọc nhớt ô tô định kỳ

Giảm hiệu suất hoạt động của động cơ: Lọc nhớt ô tô không được thay định kỳ sẽ giảm hiệu xuất lọc dầu. Từ đó các chất cặn, bẩn sẽ tích tụ ở dầu của linh kiện, động cơ. Sau một thời gian, động cơ sẽ mất khả năng bôi trơn. Khi khả năng bôi trơn giảm, các bộ phận quan trọng của động cơ sẽ tiếp xúc trực tiếp và ma sát với nhau, gây mài mòn và hỏng hóc. Điều này làm giảm hiệu suất và công suất của động cơ.

Gia tăng nguy cơ hỏng hóc linh kiện: Dầu nhớt bị ô nhiễm nếu không được lọc sạch có thể gây ra mài mòn và oxi hóa nhanh chóng trong động cơ. Các tạp chất như bụi, tro, và các hạt bẩn khác có thể gây mòn và hư hỏng các bộ phận quan trọng như van, piston, và trục cam. Hơn nữa, quá trình oxi hóa dầu nhớt cũng có thể làm giảm khả năng chống oxy hóa của dầu, dẫn đến sự cố trong quá trình vận hành động cơ.

Tiêu tốn nhiên liệu trong quá trình vận hành: Khi lọc nhớt không hoạt động hiệu quả, ma sát trong động cơ tăng do thiếu dầu nhớt mới để bôi trơn các bộ phận. Ma sát cao dẫn đến việc tiêu thụ nhiên liệu tăng. Điều này không chỉ gây lãng phí nhiên liệu mà còn làm tăng chi phí vận hành.

Xem thêm: 10 hạng mục khi bảo dưỡng xe tải cần kiểm tra và thay thế

Nên thay lọc nhớt ô tô khi nào?

khi nào nên thay lọc nhớt trên ô tô
Nên thay lọc nhớt ô tô khi nào?

Để đảm bảo động cơ và linh kiện hoạt động tốt, các hãng xe đưa ra lời khuyên nên thay lọc dầu sau 10.000km vận hành hoặc sau 2 lần thay dầu động cơ ô tô. Như vậy, cứ sau 5000km vận hành thay dầu nhớt 1 lần. Và sau 2 lần thay dầu nhớt sẽ thay 1 lần cốc lọc dầu.

Xem thêm: Thời điểm thay cốc lọc dầu diesel và những lưu ý cần phải biết

Cách thay lọc nhớt ô tô ở nhà đơn giản

có nên thay lọc nhớt ô tô tại nhà không
Cách thay lọc nhớt ô tô tại nhà đơn giản

Bước 1. Xả nhớt động cơ

Đỗ xe ô tô trên bề mặt bằng phẳng. Dùng dụng cụ nâng cao đầu xe để đảm bảo thân người có thể chui lọt dưới gầm đầu xe. Tiến hành xả nhớt cũ ở xe ô tô. Chú ý không nên xả nhớt khi động cơ vừa dừng hoạt động, lúc này dầu nhớt còn nóng sẽ gây bỏng. Sử dụng các tấm lót để tránh nhớt, dầu vương vãi ra bên ngoài.

Bước 2. Hứng nhớt xả

Xác định đúng hướng nhớt xả, đặt thùng hoặc chậu để hứng nhớt. Chú khi khi tháo bulong để xả nhớt, nên nhanh tay rút bulong và bỏ ra ngoài, tránh bulong rơi vào thùng nhớt. Sau khi nhớt được xả xong, lắp lại bulong và siết chặt như ban đầu. 

Bước 3. Tháo lọc nhớt cũ

Dùng dụng cụ chuyên dùng mở và tháo lọc nhớt. Sau đó đổ hết nhớt cũ trong lọc vào thùng xả ban nãy. 

Bước 4. Thay lọc nhớt mới

Lựa chọn lọc nhớt phù hợp với loại xe, và trước khi lắp lọc mới, nên bôi một lớp dầu quanh miệng đệm cao su để tăng khả năng kín khít. Tiếp theo, đổ khoảng ⅔ dung tích dầu vào bộ lọc và lắp đúng vị trí. Giữ lọc thẳng đứng để tránh dầu chảy ra ngoài, sau đó vặn đến khi cứng lại. Sử dụng dụng cụ mở lọc để siết chặt với lực vừa đủ.

Bước 5. Châm nhớt động cơ

Tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để biết dung tích nhớt cần cho động cơ và tiến hành châm dầu. Mở nắp nhớt và bắt đầu châm, không nhất thiết phải đổ đúng lượng dầu như hướng dẫn, có thể châm ít hơn. Sau khi châm xong, rút que thăm dầu ra kiểm tra, nếu mức nhớt chưa đạt yêu cầu, tiếp tục châm thêm.

Bước 6. Khởi động xe và thiết lập thời gian báo thay nhớt

Sau khi châm nhớt mới xong, khởi động xe để đảm bảo các chi tiết trong động cơ và hệ thống được bôi trơn đầy đủ. Đừng quên thiết lập lại thời gian báo thay nhớt cho xe. Mỗi loại xe có cách cài đặt khác nhau, vì vậy chủ xe cần tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để thực hiện đúng cách.

Xem thêm: Cách kiểm tra nhớt xe tải trong 5 bước và hướng dẫn thay nhớt

Chọn lọc nhớt cho xe ô tô

chọn lọc nhớt nào để thay cho ô tô
Chọn lọc nhớt cho xe ô tô

Cốc lọc nhớt cho xe ô tô có 2 hai loại chính là: cốc lọc thường và cốc lọc giấy.

Cốc lọc nhớt ô tô thường (Spin - on oil filter)

Khi chọn lắp cốc lọc nhớt thường, chủ xe cần chú ý những thông số sau:

  • Đường kính ron vặn (Thread size): Chọn Thread size khớp với tiêu chuẩn của xe để có thể lắp được đầu cốc lọc nhớt vào động cơ.
  • Đường kính gioăng cao su (Gasket OD & ID): Công dụng chính của gioăng cao su là giúp đầu cốc lọc khít với động cơ, ngăn ngừa trường hợp tràn, rò rỉ nhớt. Cần lựa chọn gioăng khớp với tiêu chuẩn của cốc lọc cũng như đầu động cơ.
  • Đường kính đầu lọc (OD): Dựa vào đường kính gioăng để chọn thông số.
  • Chiều cao cốc lọc: Dựa theo tiêu chuẩn của ô tô

Cốc lọc nhớt ô tô giấy (Filter element)

  • Gasket OD & ID: đường kính trong và ngoài của đầu cốc lọc giấy.
  • Chiều cao cốc lọc: Dựa theo tiêu chuẩn của ô tô.

Việc hiểu rõ về lọc nhớt ô tô và thời điểm thay lọc nhớt là điều quan trọng để bảo vệ động cơ và đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu của xe. Thường xuyên kiểm tra và thay đổi lọc nhớt theo đúng định kỳ hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất là cách tốt nhất để đảm bảo động cơ luôn hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của xe.