brand

Giải mã ký hiệu cầu chì xe tải, cách thay cầu chì đúng kỹ thuật

Cầu chì xe tải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống điện khỏi các nguy cơ cháy nổ do quá tải. Hiểu rõ các ký hiệu trên cầu chì giúp tài xế dễ dàng nhận biết và thay thế khi cần thiết. Bài viết này sẽ giải mã các ký hiệu phổ biến trên cầu chì xe tải. Đồng thời hướng dẫn cách kiểm tra và thay cầu chì đúng kỹ thuật. Từ đó giúp bạn đảm bảo an toàn và duy trì hiệu suất hoạt động của xe. 

Cầu chì xe tải là gì? 

cầu chì xe tải là gì
Cầu chì xe tải là gì?

Cầu chì xe tải là một bộ phận quan trọng trên ô tô, nhằm duy trì hệ thống điện của xe. Nhiệm vụ chính của cầu chì là giúp bảo vệ mạch điện khỏi hiện tượng hỏng, chập, cháy nổ khi quá tải điện. Trên mỗi bảng cầu chì có những ký hiệu riêng biệt cho từng công dụng khác nhau. Bảng cầu chì thường được đặt ở 3 vị trí sau:

Dưới bảng taplo hoặc dưới nắp capo: Trong một số xe tải, cầu chì có thể được bố trí dưới bảng taplo hoặc dưới nắp capo, ở phía trước hoặc phía sau xe. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tài xế khi cần kiểm tra và thay thế cầu chì.

Trong khoang động cơ: Ở một số xe tải khác, cầu chì thường được đặt trong khoang động cơ, thường là phía trước xe. Điều này đòi hỏi tài xế phải mở nắp khoang động cơ để tiếp cận cầu chì.

Phía sau cabin: Một số mẫu xe tải đặt cầu chì phía sau cabin, gần với buồng lái. Vị trí này giúp tài xế dễ dàng kiểm tra và điều chỉnh khi cần thiết.

Vị trí cầu chì có thể thay đổi tùy theo thiết kế của từng loại xe tải và yêu cầu từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, điều quan trọng là tài xế phải nắm rõ vị trí chính xác của cầu chì trên xe tải mà họ sử dụng để có thể thực hiện việc kiểm tra, điều chỉnh và bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Cabin Xe Tải Và Tác Dụng Quan Trọng Của Cabin

Các loại cầu chì trên ô tô tải

Cầu chì lưỡi

Cầu chì lưỡi hay cầu chì lưỡi dao là loại được sử dụng nhiều nhất trên xe tải. Đây là một dạng cầu chì thuôn. Thiết kế của cầu chỉ lưỡi dao rất nhỏ. Chất liệu cầu chì cắm bằng nhựa, hai chân cắm khớp với ổ cắm trên ô tô tải. Loại cầu chì này thường được phân làm 4 loại với kích thước khác nhau là: Mini (APM, ATM),  Micro, Maxi (APX), Standard (APR, ATC, ATO).

  • Micro: Thiết kế của Micro là nhỏ nhất trong 3 loại. Cấu tạo gồm 2 ngạnh là 2 micro 2 và 3 ngạnh là micro 3.
  • Mini (APM, ATM): Có thiết kế với kích thước nhỏ hơn cầu chì tiêu chuẩn. Cấu hình của Mini cũng thấp hơn loại cầu chì tiêu chuẩn. 
  • Standard (APR, ATC, ATO): Đây là loại cầu chì tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trong các dòng xe tải và xe ô tô.
  • Maxi (APX): Thiết kế và cấu hình lớn. Thường được sử dụng trong các loại xe tải hạng nặng, xe container.

Cầu chì ống thủy tinh

Cầu chì ống thủy tinh có thiết kế với dây chì được bọc trong một ống thủy tinh, là loại cầu chì nhỏ gọn và phổ biến trong hầu hết các dòng xe hơi. Chúng bảo vệ các thiết bị như động cơ máy điều khiển, máy bơm, tủ lạnh và các thiết bị khác có yêu cầu về điện áp và dòng điện cao, với dòng định mức lên đến 600A và 600V AC. Vì vậy, loại cầu chì này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và thương mại.

Có hai loại cầu chì ống chính:

  • Cầu chì ống loại D: Bao gồm các ống bọc, dây chì, phần nắp và đầu nối. Cấu tạo của loại cầu chì này gồm nắp gắn liền với dây chì được đặt bên trong ống thủy tinh thông qua đầu nối.
  • Cầu chì loại liên kết hoặc HRC: Được chế tạo từ chất liệu sứ, bạc và gốm, với phần ống cầu chì được đặt cát silic bên trong.

Ngoài hai loại cầu chì ống này, còn có các loại cầu chì lưỡi và cầu chì ô tô được phân loại theo hãng sản xuất như Bosch, Lucas, v.v.

Xem thêm: Tìm hiểu bảng cầu chì xe tải Isuzu và cách sử dụng hiệu quả

Ý nghĩa của các ký hiệu cầu chì trên xe tải

ý nghĩa ký hiệu cầu chì trên xe tải
Ý nghĩa ký hiệu cầu chì trên xe tải

STT

Tên ký hiệu cầu chì trên xe ô tô

Ý nghĩa

1

HEATER

Sưởi – Ở đây là quạt gió

2

HORN

Kèn

3

D/lock Door lock 

Khóa cửa

4

P/Window

Cửa kính điện

5

FOG LAMP

Đèn sương mù

6

TAIL (INT)

Đèn hậu (bên trong)

7

TAIL (EXT)

Đèn hậu (bên ngoài)

8

STOP

Đèn thắng

9

A/CON

Điều hòa

10

Hazard

Đèn khẩn cấp

11

Meter

Đèn đồng hồ táp-lô

12

Engine

Cầu chì qua hệ thống điện điều khiển động cơ

13

Turn

Mấy đèn xi-nhan

14

Fog Lamp

Đèn sương mù

15

Wiper

Gạt nước

16

F/FLTER

Bộ lọc xăng/Bơm xăng chăng

17

SUB Start

Qua relay đề

18

Cigar

Ký hiệu cầu chì tẩu thuốc

19

Head (Low) và Head (High)

Đèn trước cos và pha

20

Hemory

Bộ nhớ

21

HEAD (LOW)

Đèn pha – chiếu gần

22

HEAD (HIGHT)

Đèn pha – chiếu xa

23

CIGAR

Ổ điện mồi thuốc

24

D/LOCK

Khóa cửa điện

25

MEMORY

Bộ nhớ

26

ENGINE

Cầu chì qua hệ thống điều khiển động cơ

27

Fuse Puler

Kẹp rút cầu chì (khi thay)

28

Air sus

Hệ thống treo khí

29

RAD

Quạt két nước

30

ALT

Máy phát điện

31

RR DEF

Sấy kính sau

32

Fiter

Tụ lọc

33

AM2

Nguồn cấp cho khóa

34

Towing

Rơ mooc

35

P/Windows

Kính của các cửa

36

SPARE

Dự phòng

Xem thêm: Cách kiểm tra nhớt xe tải trong 5 bước và hướng dẫn thay nhớt

Các cách kiểm tra cầu chì bị hỏng

Kiểm tra cầu chì xe tải bằng đồng hồ vạn năng

kiểm tra cầu chì xe tải bằng đồng hồ vạn năng
Kiểm tra cầu chì xe tải bằng đồng hồ vạn năng

Các bước kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng:

Bước 1: Xác định vị trí của cầu chì

Bước 2: Rút cầu chì ra ngoài để kiểm tra

Bước 3: Khởi động đồng hồ vạn năng

Bước 4: Kết nối đồng hồ vạn năng với thiết bị đầu dò

Bước 5: Nối thiết bị đầu dò với cầu chì để kiểm tra xem cầu chì có bị hỏng hay không?

Kiểm tra cầu chì xe tải bằng đèn thử

kiểm tra cầu chì bằng đèn thử
Kiểm tra cầu chì xe tải bằng đèn thử

Các bước kiểm tra cầu chì với thiết bị mạch điện đèn Led.

Bước 1: Xác định vị trí hộp cầu chì: Mở nắp hộp và dựa vào sơ đồ bố trí để xác định cầu chì bị hỏng.

Bước 2: Kiểm tra điểm nối: Dùng công cụ kiểm tra tại điểm nối giữa bảng mạch điện và cầu chì. Nếu đèn LED phát sáng, cầu chì vẫn hoạt động tốt. Nếu đèn không sáng, cầu chì có vấn đề cần sửa chữa.

Bước 3: Kiểm tra hai đầu cầu chì: Sử dụng công cụ kiểm tra tại hai đầu cầu chì. Nếu đèn LED phát sáng, cầu chì vẫn hoạt động bình thường. Nếu đèn không sáng, cầu chì cần được sửa chữa.

Cách thay thế cầu chì khi bị hỏng

Cách thay thế cầu chì khi bị hỏng như sau:

Bước 1: Loại bỏ cầu chì hỏng: Sử dụng kẹp chuyên dụng để gắp cầu chì hỏng ra khỏi mạch điện.

Bước 2: Kiểm tra chỉ số Ampe: Xem chỉ số Ampe trên nắp cầu chì để xác định thông số của cầu chì bị hỏng.

Bước 3: Thay thế cầu chì: Chọn cầu chì mới có chỉ số Ampe tương đương với cầu chì cũ và lắp vào mạch điện.

Xem thêm: 10 hạng mục khi bảo dưỡng xe tải cần kiểm tra và thay thế

Hiểu rõ các ký hiệu cầu chì và cách thay thế đúng kỹ thuật là kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ tài xế xe tải nào. Việc này không chỉ giúp bảo vệ hệ thống điện trên xe, tránh các nguy cơ hỏng hóc và cháy nổ mà còn đảm bảo an toàn cho người lái và hàng hóa.