Lái xe tải chở hàng không chỉ yêu cầu kỹ năng lái xe vững vàng mà còn đòi hỏi phải nắm rõ và tuân thủ các quy định về giấy tờ pháp lý. Từ giấy phép lái xe hạng phù hợp, giấy đăng ký xe, giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cho đến bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Mỗi loại giấy tờ đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hành trình an toàn và hợp pháp.
Lái xe tải chở hàng cần mang theo giấy tờ gì khi tham gia giao thông

- Giấy đăng ký xe ô tô.
- Các loại giấy chứng nhận bảo hiểm: đặc biệt là Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Giấy vận tải - bằng lái xe theo quy định.
- Sổ nhật trình chạy xe.
- Phù hiệu xe chạy hợp đồng.
- Giấy lưu hành xe quá khổ, quá tải.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải theo các ngành nghề cụ thể.
Giấy tờ liên quan đến người điều khiển phương tiện cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tham gia giao thông bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy phép lái xe phù hợp với từng loại xe đang điều khiển.
- Giấy chứng nhận tập huấn đã tham gia các khóa đào tạo lái xe cần thiết.
- Giấy chứng nhận sức khỏe định kỳ của lái xe tải, đảm bảo tài xế lái xe trong trình trạng sức khỏe tốt.
Các loại giấy tờ khác cũng quan trọng trong quá trình vận chuyển như:
- Hợp đồng vận chuyển: xác nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa giữa các bên liên quan.
- Giấy đi đường.
- Phiếu thu cước các thông tin liên quan đến chi phí vận chuyển hàng hóa.
- Giấy gửi hàng xác minh thông tin người gửi và người nhận hàng.
Xem thêm: Phí đường bộ xe tải là gì? Mức thu phí đường bộ mới nhất hiện nay
Điều kiện hành nghề lái xe tải
Bằng lái xe tải

Có bốn loại bằng để lựa chọn khi học bằng lái xe tải chở hàng.
Bằng hạng B2: Bằng lái xe hạng B2 được cấp cho người lái xe và người hành nghề lái xe. Người có bằng B2 có thể lái được cái loại xe tải chở hàng, xe ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3.5 tấn; các loại xe mà bằng B1 có thể được phép điều khiển. Cụ thể như:
- Ô tô tải , ô tô tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3.5 tấn.
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3.5 tấn.
- Ô tô chở người, ô tô khách có tổng 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi của lái xe).
- Máy kéo, rơ moóc có trọng tải dưới 3.5 tấn.
Bằng hạng C: Bằng lái xe hạng B2 được cấp cho người lái xe và người hành nghề lái xe ô tô tải. Cụ thể như:
- Xe ô tô tải, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô tải chuyển dùng có trọng tải trên 3.5 tấn.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải trên 3.5 tấn.
- Ô tô chở người (bao gồm cả số sàn, số tự động) có tổng 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi của lái xe)
- Ô tô chuyên dùng cho người khuyết tật.
- Các loại xe mà bằng hạng B1, B2 được phép điều khiển.
Xem thêm: Bằng C chạy được bao nhiêu tấn? Quy trình thi bằng lái xe hạng C
Bằng hạng D: Bằng hạng D cho phép lái xe điều khiển những loại xe sau:
- Xe ô tô chở người có tổng từ 10 chỗ đến 30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi của lái xe).
- Các loại xe mà bằng hạng B1, B2, C được phép điều khiển.
Bằng hạng E: Bằng hạng E cho phép lái xe điều khiển những loại xe sau:
- Xe ô tô chở người có tổng số ghế ngồi trên 30 chỗ (tính cả chỗ ngồi của lái xe).
- Các loại xe mà bằng hạng B1, B2, C, D được phép điều khiển.
Xem thêm: Bằng E lái được xe tải bao nhiêu tấn? Quy trình thi bằng lái xe hạng E
Thông thường, nếu muốn hành nghề lái xe tải, tài xế sẽ học bằng lái xe hạng C.
Thời gian học bằng lái xe hạng C: 5 tháng
Với các loại xe tải chuyên dụng, xe container, xe đầu kéo, xe nâng thì lái xe phải học các loại bằng lái có quyền điều khiển đặc biệt như FC, FD.
Thông thường, để hành nghề lái xe tải chở hàng tài xế sẽ lựa chọn học và thi bằng lái xe hạng C. Bằng hạng C không yêu cầu trình độ học vấn, thời gian học và thi chỉ trong vòng 5 tháng.
Tuy nhiên, nếu muốn điều khiển các loại xe tải chuyên dụng như xe container, xe nâng hoặc xe đầu kéo thì lái xe phải học các loại bằng lái đặc biệt như FC, FD. Hai loại bằng này không thể học trực tiếp đối với những người chưa có bằng lái xe mà phải học từ từ C, D, E sau đó nâng hạng lên.
Điều kiện cần có để học lái xe tải chở hàng
Yêu cầu độ tuổi đủ để học lái xe
Bằng hạng B2:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang làm việc, học tập tại Việt Nam, hoặc người nước ngoài có giấy phép cư trú.
- Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên (không yêu cầu bằng cấp).
Bằng hạng C:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang làm việc, học tập tại Việt Nam, hoặc người nước ngoài có giấy phép cư trú.
- Có độ tuổi từ 21 tuổi trở lên (không yêu cầu bằng cấp)
Bằng hạng D:
- Có độ tuổi từ 24 tuổi trở lên.
- Trình độ học vấn: có bằng trung học cơ sở trở lên.
Bằng hạng E:
- Là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 27 tuổi trở lên
- Trình độ học vấn: có bằng trung học cơ sở trở lên.
- Độ tuổi tối đa được học và cấp bằng lái xe hạng E là 50 tuổi với nữ và 55 tuổi với nam.
Yêu cầu về sức khỏe đối với lái xe tải chở hàng

Những người mắc các triệu chứng sau đây sẽ không đủ điều kiện được cấp phép lái xe tải chở hàng:
Đối với hệ thần kinh:
- Rối loạn tâm thần mãn tính; rối loạn tâm thần chữa khỏi chưa đủ 2 năm.
- Động kinh; mắc hội chứng ngoại giáp; liệt một chi trở lên; chóng mặt do bệnh lý.
- Rối loạn cảm giác nông hoặc sâu.
Đối với mắt:
- Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi - thái dương): < 160, mở rộng về bên trái < 70°, mở rộng về bên phải < 70°
- Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°.
- Ám điểm, bán manh.
- Rối loạn nhận biết 3 màu: đỏ, vàng, xanh lá cây.
- Quáng gà; song thị; bệnh chói sáng.
Đối với tim mạch:
- Huyết áp tối đa ³ 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ³ 100 mmHg.
- Huyết áp HA tối đa < 90 mmHg (bệnh huyết áp thấp)
- Bệnh viêm tắc mạch, rối loạn nhịp tim, suy tim độ II.
- Người từng phẫu thuật ghép tim, có can thiệp tái thông mạch vành.
Đối với hô hấp:
- Hen suyễn
- Lao phổi trong giai đoạn truyền nhiễm.
Đối với nội tiết:
- Đái tháo đường.
Đối với cơ, xương khớp:
- Khớp giả ở vị trí xương lớn.
- Gù, vẹo ảnh hưởng đến vấn động.
- Mất chức năng hoặc cụt từ 2 ngón tay trở lên, 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân.
Sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, sử dụng các thuốc điều trị có ảnh hưởng tới thần kinh gây không tỉnh táo.
Xem thêm: Học lái xe tải cơ bản dành cho người mới
Mức phạt khi lái xe không mang đủ giấy tờ khi tham gia giao thông

Mức phạt tiền không mang giấy tờ xe với xe ô tô, máy kéo
Vi phạm một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng:
- Không mang theo Giấy đăng ký xe (bao gồm cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) khi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự.
- Không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với các loại xe yêu cầu kiểm định), cũng bao gồm cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc.
Vi phạm hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng:
- Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mà vẫn còn hiệu lực.
Mức phạt tiền về việc không mang theo giấy tờ vận tải đối với các loại xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kéo theo) và các loại xe tương đương là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Phạt tiền này áp dụng cho một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa mà không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định bằng văn bản hoặc không có thiết bị truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi được yêu cầu.
Xem thêm: Tổng hợp biển cấm xe tải mới nhất hiện nay
Khi hành nghề lái xe tải chở hàng, việc nắm vững các giấy tờ cần thiết và tuân thủ các điều kiện về pháp lý, sức khỏe, và kiến thức kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Chỉ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này, bạn mới có thể an tâm và tự tin hoàn thành công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.