Bảo hành xe ô tô là quy trình quan trọng, cần thiết đối với cá nhân, doanh nghiệp sử dụng ô tô cho cả mục đích gia đình hay kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các quy định, quy tắc khi mang ô tô đi bảo hành. Để đảm bảo quyền lợi của bản thân khi sở hữu xe ô tô cần nắm rõ điều khoản bảo hành của hãng xe. Đồng thời nắm rõ được các bộ phận được bảo hành và không được bảo hành.
Bảo hành xe ô tô là gì? Phân biệt bảo hành với bảo dưỡng xe

Bảo hành là hoạt động thuộc trách nhiệm của nhà phân phối chính hãng và nhà sản xuất đối với ô tô. Nhằm mục đích đảm bảo chất lượng oto đã bán ra trong một thời gian cụ thể. Khách hàng sẽ không mất phí bảo hành trong thời gian này.
Bảo dưỡng là hoạt động không thuộc trách nhiệm của nhà phân phối chính hãng hay nhà sản xuất. Nhà sản xuất chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng thay thế, sửa chữa hoặc thông báo kiểm tra ô tô định kỳ. Khách hàng cũng có thể mang xe đến các xưởng dịch vụ để bảo dưỡng bất cứ lúc nào. Hoạt động bảo dưỡng sẽ tính phí tùy theo phí định kỳ hoặc mức độ hỏng hóc của xe.
Xem thêm: 10 hạng mục khi bảo dưỡng xe tải cần kiểm tra và thay thế
Thời gian bảo hành xe ô tô theo quy định
Theo quy định của Pháp luật về Trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng ô tô của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô như sau:
Đối với loại ô tô chưa qua sử dụng (ô tô mới):
- Đối với ô tô con: bảo hành tối thiểu trong thời gian 3 năm hoặc tổng quãng đường di chuyển dưới 100.000km. Tùy điều kiện nào đến trước
- Ô tô khách tối thiểu 2 năm hoặc 50.000km và tối thiểu 1 năm hoặc 30.000km
- Đối với ô tô khách: bảo hành tối thiểu trong thời gian 2 năm hoặc tổng quãng đường di chuyển dưới 50.000km. Tùy điều kiện nào đến trước.
- Đối với các loại ô tô khác: bảo hành tối thiểu trong thời gian 1 năm hoặc tổng quãng đường di chuyển dưới 30.000km. Tùy điều kiện nào đến trước.
Đối với ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu, quy định về thời hạn bảo hành xe ô tô con tối thiểu 2 năm hoặc 50.000km
- Đối với ô tô con: bảo hành tối thiểu trong thời gian 2 năm hoặc tổng quãng đường di chuyển dưới 50.000km. Tùy điều kiện nào tới trước.
- Đối với các loại ô tô khác: bảo hành tối thiểu trong thời gian 1 năm hoặc tổng quãng đường di chuyển dưới 20.000km. Tùy điều kiện nào tới trước.

Ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp, nhà sản xuất đều có thời gian bảo hành trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, trong vòng mấy năm gần đây, đã có một số hãng áp dụng quy định bảo hành 5 năm. Với mục đích thu hút thêm khách hàng và bảo vệ quyền lợi của người mua xe ô tô.
Một số hãng ô tô có quy định bảo hành 5 năm tại Việt Nam:
- Hãng xe Peugeot (thương hiệu Pháp): Áp dụng với 2 dòng xe: Peugeot 3008 All-New và 5008.
- Hãng xe VinFast (thương hiệu Việt Nam): Áp dụng với 2 dòng xe Lux A2.0 và Lux SA2.0. Thời gian bảo hành: 05 năm hoặc 150.000 km (tuỳ điều kiện nào đến trước).
- Hãng xe Hyundai (phân phối chính thức bởi TC Motor): Áp dụng với các mẫu xe du lịch Hyundai bao gồm SantaFe, Tucson, KONA, Elantra, Grand i10 và Accent. Thời gian bảo hành: 05 năm hoặc 100.000 km (tuỳ điều kiện nào đến trước).
- Hãng xe Suzuki: Áp dụng với các dòng xe du lịch bao gồm: NEW ERTIGA, XL7, CIAZ và NEW SWIFT. Thời gian bảo hành: 05 năm hoặc 150.000 km (tuỳ điều kiện nào đến trước).
- Hãng xe MG (thương hiệu Anh): Thay đổi chế độ thời gian bảo hành lên 05 năm và không giới hạn km đối với các dòng xe ở Việt Nam.
Xem thêm: Các loại xe ô tô ở Việt Nam hiện nay và các phân khúc xe ô tô
Bộ phận, linh kiện được bảo hành trên xe ô tô

Thông thường đối với các hãng xe sẽ có quy định bảo hành không tính phí với các bộ phận thuộc hệ truyền động: Như động cơ, hệ thống dẫn động, hộp số). Trong thời hạn bảo hành theo quy định đã ký khi mua xe, nếu bất cứ bộ phận nào thuộc hệ dẫn động xảy ra hỏng hóc sẽ được sửa chữa hoặc thay mới không tính phí.
Thông thường đối với xe mới thời gian bảo hành hệ truyền động tối thiểu là 3 năm hoặc 100.000km tùy vào điều kiện nào đến trước.
Tuy nhiên cũng có một số hãng xe áp dụng thời gian bảo hành trên 3 năm đối với hệ truyền động của xe mới như:
- Hãng xe Subaru: Thời gian bảo hành là 5 năm hoặc 100.000km. Tùy điều kiện nào đến trước.
- Hãng xe Honda: Cung cấp thêm thẻ gia hạn bảo hành nếu khách hàng có nhu cầu: Nâng cấp thời gian bảo thành lên 5 năm hoặc 150,km. Tùy điều kiện nào đến trước.
- Hãng xe Chevrolet: Có thời gian bảo hành hệ động cơ, hộp số lâu hơn thời gian bảo hành chung của xe. Động cơ, hộp số có thời gian bảo hành 3 năm hoặc 100.000. Tùy điều kiện nào đến trước.
- Các hãng xe Hyundai, Mitsubishi, Mazda, Toyota, Kia, Nissan: Thời hạn bảo hành của ắc quy là 1 năm hoặc 20.000km tùy điều kiện nào đến trước.
- Hãng xe Lexus: Thời hạn bảo hành bình ắc quy là 3 năm hoặc 100.000km tùy điều kiện nào đến trước.
Một số chế độ bảo hành không tính phí dành cho bộ phận, linh kiện khác của từng hãng xe:
- Hãng xe Nissan: Bảo hành hệ điều hòa trong 3 năm hoặc 100.000km tùy điều kiện nào đến trước.
- Hãng xe Mitsubishi: Bảo hành hệ thống âm thanh trong 3 năm hoặc 100.000km tùy điều kiện nào đến trước.
- Hãng xe Lexus: Bảo hành với han gỉ bề mặt và hư hỏng lớp sơn trong 3 năm hoặc 100.000km tùy điều kiện nào đến trước. Bảo hành lỗ thủng ăn mòn trong 6 năm và không giới hạn km.
Bộ phận, linh kiện có thời gian bảo hành dưới 12 tháng, thời gian bảo hành ngắn hơn thời tổng thời gian bảo hành xe:
- Bình ắc quy, Dàn lốp, Miếng đệm, vòng đệm Ống dẫn cao su
Xem thêm: Phụ kiện xe tải là gì? 3 nhóm phụ kiện xe tải cần ghi nhớ
Bộ phận, linh kiện không được bảo hành trên xe ô tô

Bộ phận, linh kiện thuộc nhóm “phụ tùng tiêu hao”
- Đĩa ly hợp, Má phanh, Cầu chì, Chổi than, Bóng đèn, Pin, Lưỡi gạt mưa, Dây đai, Bộ lọc nhiên liệu, Bộ lọc gió động cơ, Bộ lọc dầu nhớt, Lọc gió điều hòa
Bộ phận, linh kiện thuộc nhóm “chất lỏng vận hành”
- Dầu bôi trơn động cơ, Dầu cầu (của xe 2 cầu), Dầu bôi trơn hộp số, Dầu phanh, Chất điện phân của ắc quy, dầu trợ lực lái, Môi chất làm lạnh của máy điều hòa, Chất làm mát trong bộ tản nhiệt.
Bộ phận, linh kiện ngoài hãng
- Xe đã được thay thế các phụ kiện và phụ tùng không phải từ nguồn cung cấp chính hãng của showroom, điều này có thể dẫn đến rủi ro về hiệu suất và độ tin cậy của xe
- Các sự cố hoặc hỏng hóc phát sinh sau sửa chữa từ các xưởng hoặc hãng khác không phải từ nhà sản xuất chính hãng.
- Việc sửa chữa hoặc thay thế các phụ tùng không chính hãng, cũng như sử dụng các loại dầu nhớt hoặc nước làm mát không tuân thủ các thông số quy định của nhà sản xuất.
Bộ phận, linh kiện bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
- Xe di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu, ngập nước, thiên tai, tai nạn.
- Xe bị tác động hư hỏng từ các yếu tố trên đường như sỏi, đá, các vật sắc nhọn đâm vào xe.
- Sử dụng xe không đúng mục đích như đua xe, chạy thể thao mạo hiểm, off-road.
Lưu ý thời gian mang xe ô tô đi bảo hành

Khi mua xe nhà sản xuất, phân phối hoặc hãng xe sẽ áp dụng chính sách bảo hành, thời gian bảo hành và ghi rõ các bộ phận được bảo hành trong giấy tờ. Khách hàng cần nắm rõ thời gian bảo hành và lịch bảo hành định kỳ. Nếu bỏ qua các mốc bảo hành quy định thì khi bộ phận xảy ra hỏng hóc sẽ khó nhận được bảo hành không tính phí.
Tham khảo và tìm hiểu kỹ lưỡng về các điều khoản bảo hành xe ô tô cũng như chính sách hỗ trợ của nhà sản xuất, phân phối trước khi quyết định mua xe và ký kết hợp đồng bảo hành. Điều này sẽ giúp các bạn bảo vệ được quyền lợi và tối ưu chi phí khi sở hữu xe ô tô.