Đèn xe ô tô không chỉ là một phần của hệ thống chiếu sáng mà có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lái xe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng đèn xe đúng cách và an toàn. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thông tin về đèn xe cũng như cách sử dụng đèn xe ô tô chi tiết nhất.

Tìm hiểu đèn xe ô tô là gì?
Đèn xe là bộ phận không thể thiếu trên mỗi chiếc xe ô tô. Đèn xe đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lái xe. Đặc biệt cần thiết khi lái xe trong điều kiện ánh sáng yếu như trời tối, đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu mưa, bão. Không chỉ có vậy, hệ thống đèn xe còn là phương tiện giúp xe truyền đạt tín hiệu và cảnh báo đối với phương tiện khác.
Bên cạnh đó, đèn xe còn đóng vai trò nâng cao vẻ đẹp, hình thức bề ngoài của chiếc xe. Đối với một số loại xe thể thao, người lái còn nâng cấp hệ thống đèn để thể hiện phong cách riêng.
Các loại đèn trên xe ô tô và công nghệ đèn xe ô tô phổ biến
Các loại đèn trên xe ô tô

- Đèn cos gần (đèn chiếu sáng gần): Giúp lái xe dễ dàng nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng thấp, chiếu sáng phần đường trước gần xe.
- Đèn pha xa (đèn chiếu sáng xa): Có cường độ ánh sáng lớn hơn đèn cos, mở rộng tầm nhìn lái xe xa hơn. Sử dụng đèn pha xa trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra đèn pha còn dùng làm tín hiệu cảnh báo hoặc xin vượt (bằng cách nháy pha).
- Đèn xi nhan (Signal): Dùng để phát tín hiệu khi xe cần chuyển làn, chuyển hướng.
- Đèn định vị ban ngày (Daytime Running Light): Dùng chiếu sáng, định vị ô tô vào ban ngày hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Giúp các phương tiện ngược chiều nhận biết xe.
- Đèn sương mù (đèn cản, đèn gầm): Sử dụng trong điều kiện có sương mù dày đặc, mưa lớn. Giúp tăng cường ánh sáng để lái xe an toàn hơn.
- Đèn hậu: Đèn hậu gồm hai màu đỏ và trắng. Có tác dụng giúp các phương tiện di chuyển sau nhận biết vị trí xe. Màu đỏ dùng báo hiệu khi xe đang phanh, màu trắng thường dùng báo hiệu khi xe đang ở chế độ lùi.
- Đèn nội thất: Cung cấp ánh sáng trong cabin lái xe, chiếu sáng để người lái xe và hành khách có thể nhìn rõ và sử dụng các thiết bị trong xe ô tô.
Công nghệ đèn xe oto phổ biến
Đèn pha LED

Đèn pha Led là loại đèn sử dụng công nghệ mới nhất. Đèn pha Led dùng để thay thế cho đèn Xenon và Halogen. Đèn Led sử dụng diode nhỏ để phát sáng khi có dòng điện kích thích. Kích thước của đèn pha Led nhỏ có thể được tạo ra với nhiều hình dạng, kiểu dáng khác nhau. Loại ánh sáng mà Led tạo ra là ánh sáng định hướng giúp tăng tính hiệu quả của đèn. Led có tuổi thọ lên đến 15.000 giờ. Đồng thời đạt độ sáng tối đa cực nhanh giúp tăng thời gian phản ứng của lái xe.
Đèn Halogen

Đèn Halogen là công nghệ đèn phổ biến nhất, xuất hiện ở hầu hết các mẫu xe. Đèn Halogen sử dụng tóc vonfram để tạo ra ánh sáng, tương tự như đèn sợi đốt. Tuy nhiên loại đèn này có nhược điểm dễ bị ảnh hưởng bởi hơi ẩm do sinh nhiệt cao. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất ánh sáng, đặc biệt khi thay bóng đèn.
Đèn Xenon

Đèn Xenon ít tỏa nhiệt hơn Halogen, tạo ra luồng ánh sáng mạnh hơn gấp 2 - 3 lần. Khi chiếu ra ánh sáng trắng - xanh, đèn xenon rất dễ gây lóa mắt. Chính vì điều này, ở một số quốc gia yêu cầu xe sử dụng đèn xenon phải có chức năng tự động tắt pha khi có xe đối diện. Nguyên tắc hoạt động của loại đèn này tương tự như đèn neon. Xenon cần một nguồn điện năng lớn để khởi động, nhưng khi duy trì chỉ cần một nguồn điện năng rất ít. Tuổi thọ của Xenon lên đến 2000 giờ với công suất 35W.
Xem thêm: Brake trên ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Brake
Hướng dẫn cách sử dụng đèn xe ô tô chi tiết
Cách bật/tắt, chuyển đèn Cos, Pha
Ký hiệu của đèn chiếu sáng thường là ba vạch ngang hoặc ba vạch chéo. Ký hiệu này tượng trưng cho đèn pha xa và đèn cos gần. Các nút ký hiệu này thường được đặt ở phần ngoài cùng của cần điều khiển.
Đèn pha thường được ký hiệu bằng hình tam giác tròn các góc, hoặc thoạt nhìn như chữ “D” in hoa. Kết hợp với các vạch thẳng kéo dài.
Tương tự, đèn cos cũng có ký hiệu tam giác góc tròn hoặc như chữ “D”. Nhưng khác với vạch thẳng kéo dài là vạch nghiêng hướng xuống.
- Cách bật đèn pha trên xe ô tô: Xoay núm bên ngoài cần gạt về ký hiệu đèn pha. Khi khởi động xe sẽ tự chuyển sang chế độ chiếu sáng cos gần.
- Chế độ pha: Đẩy cần điều khiển về phía trước.
- Chế độ cos gần: Đẩy cần điều khiển về phía sau.
- Cách nháy đèn pha xe ô tô: Nhấn nhẹ cần điều khiển về phía sau từ 1 đến 2 lần.
Cách tắt đèn pha: Xoay núm đèn pha đến ký hiệu chữ “OFF” hoặc ký hiệu vòng tròn nhỏ.
Cách bật tắt, chuyển đèn pha/cos
Cách bật/tắt đèn xi nhan ô tô
Đèn xi nhan được sử dụng khi lái xe muốn đổi làn đường hoặc đổi hướng di chuyển của xe (trái, phải).
- Cách bật xi nhan trái: Gạt cần điều khiển xuống phía dưới
- Cách bật xi nhan phải: Gạt cần điều khiển lên phía trên.
Cách tắt đèn xi nhan xe ô tô: Gạt cần điều khiển về vị trí ban đầu (vị trí giữa).
Cách sử dụng đèn xi nhan trên xe ô tô
Cách bật/tắt đèn định vị
Đèn định vị trên ô tô được ký hiệu bởi hai bóng đèn nhỏ hướng vào nhau.
- Cách bật đèn định vị: Xoay núm ở phía ngoài về ký hiệu đèn định vị.
- Cách tắt đèn định vị: Xoáy núm về ký hiệu tắt đèn.

Cách bật/tắt đèn sương mù
Ký hiệu của đèn sương mù gần giống với ký hiệu của đèn pha. Tuy nhiên đèn sương mù sẽ thêm một đường lượn sóng ở giữa các đường gạch.
- Cách bật đèn sương mù: Xoay núm ở phía trong về ký hiệu bật đèn.
- Cách tắt đèn sương mù: Xoay núm ở phía trong về ký hiệu tắt đèn.

Những sai lầm thường gặp khi sử dụng đèn xe ô tô
Với những người mới sử dụng ô tô thường mắc các sai lầm về việc sử dụng đèn pha. Sử dụng đèn pha trong khu dân cư đông người, khu dân cư là sai lầm thường thấy nhất. Đèn pha chiếu xa, cường độ ánh sáng mạnh nên dễ gây chói mắt cho người đối diện. Vì vậy, trong khu đô thị, dân cư chỉ được phép sử dụng đèn cos. Đây cũng là Luật đã quy định rõ trong Luật Giao thông của nước ta. Nếu cố tình sử dụng đèn pha chiếu xa trong khu vực dân cư sẽ nhận mức phạt từ 800.000 - 1.000.000 triệu đồng.
Nháy đèn pha khi tài xế muốn xin vượt làn hoặc xin đường thay cho còi xe. Việc sử dụng pha thay cho còi giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn.
Một số lưu ý sử dụng đèn ô tô vào các thời điểm trong ngày

Sử dụng đèn xe vào ban ngày khi lái ô tô
Sử dụng đèn chiếu sáng xe vào ban ngày dù có vẻ không hợp lý, nhưng lại đảm bảo được an toàn cho bạn khi lái xe. Đặc biệt vào mùa đông tiết trời thường âm u, có mưa hoặc sương mù dày cản trở tầm nhìn. Việc quan sát đường khi lái xe trở nên khó khăn với bác tài. Lúc này, có thể bật đèn chiếu sáng gần (đèn cos) trên xe ô tô để hỗ trợ quan sát dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, bật đèn xe ban ngày còn mở rộng tầm nhìn khi đi qua hầm hoặc các ngõ hẻm nhỏ.
Sử dụng đèn xe vào tối, ban đêm
Sử dụng đèn xe khi trời tối và vào ban đêm là việc cực kỳ cần thiết. Cũng cần phải chú ý thời điểm để bật đèn pha hay cos vào trời tối. Khi đi trên đường hai chiều có nhiều phương tiện đi lại, hãy bật đèn cos gần để chiều sáng để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như phương tiện đối diện. Khi xe ô tô di chuyển trên con đường tối hoàn toàn, không có xe di chuyển ngược chiều hãy bật đèn pha chính để chiếu sáng xa.
Sử dụng đèn xe khi có sương mù
Đèn sương mù thường được bật khi thời tiết xuất hiện sương mù dày đặc, tầm nhìn hạn chế dưới 100m. Nếu bạn không thể nhìn thấy đèn hậu của xe phía trước, hoặc tầm nhìn không rõ thì hãy bật đèn sương mù của xe ô tô. Tuy nhiên, nhược điểm của đèn sương mù là gây lóa mắt, khuất tầm nhìn đèn phanh của xe. Nên chỉ bật loại đèn này khi thực sự cần thiết.
Sử dụng đèn xe khi trời mưa, ẩm ướt
Nước mưa làm cản trở tầm nhìn của tài xế khi lái xe ô tô. Kinh nghiệm khi đi trong trời mưa là hãy bật đèn cos gần để làm rõ tầm nhìn hơn. Không nên bật đèn pha, vì đèn pha gây chói mắt kết hợp với thời tiết mưa sẽ gây hại đến phương tiện đối diện.
Xem thêm: Cách xử lý khi đèn cảnh báo động cơ khí thải ô tô phát sáng
Tìm hiểu kỹ các loại đèn và nắm vững cách sử dụng đèn xe ô tô quyết định đến yếu tố an toàn của bạn khi lái xe. Từ việc biết cách bật/tắt đèn đến việc điều chỉnh đèn xe cho phù hợp với điều kiện thời tiết và môi trường lái xe, những nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp bạn trở thành một người lái xe tự tin và an toàn.