Xe tải thường phải vận hành trên nhiều loại địa hình khác nhau, từ đường bằng phẳng đến các khúc cua hẹp hay địa hình trơn trượt. Cầu sau của xe tải là một bộ phận rất quan trọng giúp điều chỉnh tốc độ của hai bánh xe, đảm bảo xe di chuyển an toàn qua các địa hình này. Trong bài viết này, Nhân Hòa Auto sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cầu sau xe tải cùng cách phân biệt giữa cầu dầu và cầu láp. Hãy tham khảo ngay nhé!
Cầu sau xe tải là gì?
Cầu xe tải còn được gọi là bộ vi sai và có hình dạng cầu. Tùy thuộc vào từng loại xe mà bộ vi sai có thể được đặt ở trục trước hoặc trục sau.
Đối với cầu sau xe tải, bộ phận này sẽ được đặt ở trục sau và chịu trách nhiệm chuyển năng lượng đến bánh xe, giúp xe có khả năng điều chỉnh vận tốc linh hoạt. Năng lượng này bắt nguồn từ lực xoắn của momen xoắn động cơ. Bên trong cầu sau, bánh răng có nhiệm vụ truyền lực quay này đến bánh xe, hỗ trợ quá trình di chuyển của xe tải.
Xem thêm: Phụ kiện xe tải là gì? 3 nhóm phụ kiện xe tải cần ghi nhớ
Tác dụng của cầu sau xe tải khi di chuyển
Cầu sau xe tải đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi xe tải di chuyển. Cầu sau xe tải có chức năng phân chia momen xoắn ra hai đường khác nhau, cho phép hai bánh xe quay với tốc độ khác nhau. Điều này giúp xe tải di chuyển qua các khúc cua một cách dễ dàng và hạn chế tình trạng trơn trượt, từ đó bảo vệ an toàn cho cả xe và người lái.
Trong quá trình hoạt động, cầu xe tải giúp truyền lực xoắn từ momen xoắn động cơ đến trục bánh xe, thực hiện vai trò cuối cùng trong cơ cấu giảm tốc của xe.
Xem thêm: Brake trên ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Brake
Cấu tạo của cầu sau xe tải gồm những gì?

Cầu sau xe tải được cấu tạo từ nhiều bộ phận quan trọng, trong đó có hai bộ phận chính là truyền lực vi sai và truyền lực cuối:
- Truyền lực vi sai: Bộ phận này cho phép tạo ra các tốc độ quay khác nhau giữa hai bánh xe khi xe di chuyển qua hẻm nhỏ hoặc các khúc cua, giúp xe tải dễ dàng tăng giảm góc quay giữa hai bánh, từ đó nâng cao khả năng điều khiển.
- Truyền lực cuối: Bộ phận này giúp tăng momen lực bằng cách giảm số vòng quay, qua đó chuyển động ăn khớp giữa bánh răng chủ động và bánh răng bị động, tăng hiệu quả truyền lực.
Ngoài ra, cấu tạo cầu sau xe tải còn có các bộ phận khác như: vỏ bộ vi sai, bánh răng chủ động, bánh răng bị động, bánh răng bán trục, và bán trục. Mỗi bộ phận này đều đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hiệu quả hoạt động và độ bền của xe tải trong quá trình vận hành.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Cabin Xe Tải Và Tác Dụng Quan Trọng Của Cabin
Loại cầu sau xe tải phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiện nay, có 2 loại cầu xe tải cơ bản, phổ biến là cầu dầu và cầu láp. Mỗi loại cầu sẽ phù hợp với điều kiện vận chuyển và cung đường di chuyển khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng đã có thể nghe tới cầu man. Dưới đây, Nhân Hòa Auto sẽ giới thiệu cụ thể cho bạn về 3 loại cầu này:
Cầu láp

Cầu láp là loại cầu sau xe tải phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại xe chuyên dụng như: xe tải thùng, xe ben và xe đầu kéo. Thiết kế của loại cầu này bao gồm nối bộ vi sai với bánh xe thông qua trục láp, với hệ thống bulong cố định trực tiếp vào thanh kim loại giữa trục láp và bánh xe, đảm bảo kết nối chắc chắn.
Loại cầu này thường được bôi trơn bằng mỡ bò, và nổi bật với ưu điểm là giúp xe tải vận hành bốc hơn và tiết kiệm nhiên liệu, đặc biệt phù hợp cho các chuyến đi đường dài. Do đó, nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng xe có cầu láp cho vận chuyển xa. Tuy nhiên, một nhược điểm của cầu láp là khi xe di chuyển trên địa hình dốc hoặc xấu, cầu có thể dễ bị gãy.
Xem thêm: Khám Phá Cấu tạo Bóng Hơi Xe Tải: Giải Pháp Giảm Xóc Hiệu Quả
Cầu dầu

Cầu dầu được biết đến với khả năng chịu lực xoắn và xóc nảy rất tốt, thường được sử dụng cho các loại xe như xe ben và xe đầu kéo. Cấu tạo của cầu dầu bao gồm một hệ thống bánh răng động cơ bên trong và có hình dạng cầu bên ngoài. Momen xoắn từ bộ vi sai được truyền qua thanh láp, được cố định tại ổ trục.
Đúng như tên gọi, loại cầu này sử dụng dầu để bôi trơn, giúp cầu dầu vận hành ổn định và tản nhiệt tốt. Đặc biệt, cầu dầu phù hợp cho việc vận chuyển hàng hóa ở các khu vực có địa hình xấu, gồ ghề và dốc cao, như công trường xây dựng và mỏ khai thác khoáng sản. Các xe như xe ben và đầu kéo thường được trang bị loại cầu này để đáp ứng nhu cầu vận chuyển nặng. Tuy nhiên, nhược điểm của cầu dầu là chi phí bảo dưỡng cao và hao tốn nhiên liệu.
Cầu man
Ngoài cầu láp và cầu dầu, còn có một loại cầu sau xe tải nữa, đó chính là cầu man . Thực chất, cầu man chính là cầu láp, nhưng hệ thống cầu và trục láp được sản xuất bởi tập đoàn công nghiệp Man.
Loại cầu này nổi bật với độ bền và khả năng kéo tốt, tương đương với cầu dầu. Tuy nhiên, cầu Man vẫn không thể phát huy hết hiệu quả khi xe hoạt động trên địa hình phức tạp như đồi núi cao, đường lầy lội hoặc gồ ghề. Mặc dù vậy, ưu điểm của cầu Man là khả năng chịu lực cao, giúp giảm nguy cơ gãy trục chuyển động của xe tải, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
Hướng dẫn cách phân biệt cầu dầu và cầu láp
Khi xác định cầu sau xe tải, nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn, không phân biệt được giữa cầu dầu và cầu láp. Để phân biệt được cầu dầu và cầu láp thì bạn chỉ cần chú ý vào mặt bích ở mâm xe. Nếu như mặt bích nhỏ, không có lỗ đổ dầu bôi trơn thì đó chính là cầu láp. Ngược lại, nếu như mặt bích lớn hơn và có lỗ đổ dầu, làm kín thì đây là cầu dầu.
Xem thêm: 6 loại xe tải có trên thị trường hiện nay
Trên đây, Nhân Hòa Auto vừa cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về cầu sau xe tải cùng cách phân biệt cầu dầu và cầu láp. Nếu như bạn đang có ý định mua xe tải để phục vụ nhu cầu của bản thân, thì việc hiểu rõ các khái niệm này là vô cùng quan trọng.