Hiện tượng xe ô tô khó nổ không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng trong động cơ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục hiện tượng xe ô tô đề khó nổ, giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp can thiệp để đảm bảo xe luôn sẵn sàng hoạt động hiệu quả.
Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng xe ô tô đề khó nổ

Hiện tượng xe ô tô đề khó nổ, khó khởi động là một vấn đề phổ biến mà nhiều chủ xe ô tô có thể gặp phải. Đây là tình trạng xe không thể khởi động mượt mà hoặc cần nhiều nỗ lực để bắt máy, thường xảy ra vào buổi sáng hoặc khi xe đã nguội. Hiện tượng này không chỉ gây bất tiện mà còn có thể chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng hơn trong hệ thống động cơ của xe.
Dưới đây là 9 nguyên nhân gây ra hiện tượng xe ô tô đề khó nổ và cách khắc phục:
1. Xe ô tô đề khó nổ vào mùa lạnh
Nguyên nhân: Khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt là vào mùa đông và đầu xuân ở miền Bắc, có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của nhiên liệu và bugi của ô tô. Thời tiết lạnh khiến cho nhiên liệu bốc hơi ít đi, và dầu có thể đông lại trên bề mặt, ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn và đốt cháy nhiên liệu, hoặc làm cho ắc quy làm việc không hiệu quả.
Cách xử lý: Khi đối mặt với tình trạng này, bạn có thể đề nhiều lần và giữ đèn đề lâu hơn so với bình thường để nhiên liệu có thời gian được nóng lên. Đồng thời, hạn chế để xe ngoài trời quá lâu nếu có thể.
2. Xe ô tô đề khó nổ do cạn nhiên liệu
Nguyên nhân: Kiểm tra vạch báo nhiên liệu để xem liệu xe đã hết xăng hoặc gần hết chưa. Khi xe hết nhiên liệu hoặc gần hết, có thể gặp khó khăn khi đề nổ.
Cách xử lý: Giải pháp cho trường hợp này khá đơn giản, bạn chỉ cần đổ thêm xăng vào xe và sau đó đề nổ lại. Để tránh tình trạng này xảy ra thường xuyên, hãy luôn chú ý đến vạch báo nhiên liệu để biết khi nào cần đổ xăng. Hạn chế để xe chạy đến hết nhiên liệu rồi mới đổ xăng để tránh gặp phải tình huống này.
3. Xe ô tô đề khó nổ do hệ thống chống trộm hoặc chìa khoá bị lỗi

Nguyên nhân: Hệ thống chống trộm của ô tô có thể gặp sự cố, làm cho việc đề xe trở nên khó khăn. Đặc biệt, đối với những chiếc xe sử dụng chìa khóa thông minh và khởi động bằng nút bấm, nếu chìa khóa bị hỏng hoặc hết pin, xe sẽ không thể nổ máy.
Cách xử lý: Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể thay thế chìa khóa thông minh bằng chìa khóa dự phòng hoặc mua một chìa khóa mới. Nếu vấn đề liên quan đến hệ thống chống trộm, bạn cần đưa xe đến các garage sửa chữa để kiểm tra và sửa chữa.
4. Xe không nổ máy do cần số đặt không đúng vị trí hoặc không đạp phanh (côn)
Nguyên nhân: Người lái không đạp côn (đối với xe hộp số sàn) hoặc không đạp phanh (đối với xe hộp số tự động). Khi đó, cần số không chuyển về vị trí số P, làm cho xe không thể nổ máy.
Cách xử lý: Cách duy nhất là người lái cần hiểu rõ về quy trình để nổ máy xe đúng cách. Nếu kiểm tra và điều chỉnh các lỗi kỹ thuật trên không giải quyết được vấn đề, có thể động cơ của xe đã gặp phải một số vấn đề khác.
5. Xe ô tô đề khó nổ do ắc quy bị yếu
Nguyên nhân: Một trong những lý do phổ biến gây ra hiện tượng ô tô đề khó nổ là do ắc quy xe bị yếu. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, như:
- Hay quên tắt các thiết bị điện trên xe (như đèn, điều hòa, màn hình, loa xe...) làm tiêu tốn năng lượng của ắc quy. Dần dần, điều này khiến cho ắc quy trở nên yếu hơn.
- Các đầu cực của bình ắc quy bị mòn sau một khoảng thời gian dài.
- Ắc quy yếu đi do thời gian sử dụng quá lâu
Cách xử lý: Nếu ắc quy của xe yếu, bạn có thể sử dụng bộ kích điện ô tô, hoặc nhờ một xe ô tô khác hỗ trợ kích điện, hoặc sử dụng cần câu để kích điện. Nếu đầu cực của ắc quy bị mòn và tuổi thọ của ắc quy giảm, bạn nên thay mới ắc quy để đảm bảo xe hoạt động hiệu quả nhất.
Xem thêm: Cách kích bình ắc quy đơn giản
6. Xe ô tô đề khó nổ do hệ thống đề bị lỗi
Nguyên nhân: Khi bạn cố gắng đề xe và nghe thấy những tiếng lạ bên trong mà xe không thể khởi động, thì có khả năng hệ thống đề của xe đã bị hỏng. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
- Ống nam châm điện ở trong hệ thống đề bị mất liên tục nên không thể khởi động được xe.
- Các bộ phận như bánh răng, ổ trục hay vòng bi bị hỏng hoặc lỗi sau một thời gian sử dụng.
- Củ đề xe bị hỏng khiến cho việc khởi động xe vào buổi sáng hoặc khi trời lạnh trở nên khó khăn. Có một số nguyên nhân trong củ đề gặp vấn đề như: chổi than trong củ đề bị mòn, rơ le đề hoặc vả đề bị hỏng, hoặc các mối nối bị rỉ.
Cách xử lý: Trong trường hợp xe ô tô khó nổ do hệ thống đề bị lỗi, bạn không nên tự sửa chữa nếu không có đầy đủ dụng cụ và kinh nghiệm trong nghề. Thay vào đó, bạn nên đưa xe đến một trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa xe để nhân viên kỹ thuật kiểm tra và thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.
7. Xe ô tô đề khó nổ do rơ le hoặc bơm nhiên liệu bị lỗi
Nguyên nhân: Khi rơ le hoặc bơm nhiên liệu gặp sự cố, nhiên liệu sẽ không được bơm ra hoặc bơm ra với lưu lượng không đủ để kích hoạt quá trình đốt cháy, dẫn đến xe ô tô gặp khó khăn khi đề nổ.
Cách xử lý: Khi gặp tình trạng này, bạn cần đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để nhân viên kỹ thuật kiểm tra và thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết. Ngoài ra, bạn nên lắp thêm một đồng hồ áp suất nhiên liệu để dễ dàng theo dõi lượng nhiên liệu động cơ khi gặp vấn đề.
8. Xe ô tô đề khó nổ do bugi hoặc bô bin đánh lửa bị trục trặc

Nguyên nhân: Khi bugi hoặc bô bin đánh lửa bị trục trặc, buồng đốt sẽ không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện yếu. Điều này sẽ khiến hỗn hợp khí và nhiên liệu không được đốt cháy hoặc đốt cháy chậm. Khi đó, xe ô tô sẽ không thể đề nổ hoặc khó nổ hoặc đề dài mới có thể nổ được máy.
Cách xử lý: Trong trường hợp này, bạn có thể tự kiểm tra bugi và theo dõi thời điểm đánh lửa để đưa ra biện pháp xử lý đúng. Để kiểm tra bugi, bạn hãy tháo bugi và để bugi gần miếng kim loại rồi quay động cơ. Nếu bugi phát ra tia lửa điện thì vẫn còn sử dụng được. Còn nếu không có hiện tượng gì xảy ra, bugi không phát ra tia lửa điện thì bugi không thể sử dụng được nữa, cần được thay thế.
9. Xe ô tô đề khó nổ do kim phun nhiên liệu bị tắc
Nguyên nhân: Khi kim phun nhiên liệu bị tắc, nhiên liệu sẽ không thể vào buồng đốt xi lanh hoặc vào không đủ lượng, làm cho động cơ thiếu nhiên liệu để hoạt động. Nguyên nhân thường là do bụi bẩn hoặc cặn tích tụ trong kim phun nhiên liệu sau một thời gian sử dụng, gây hạn chế hoặc tắc nghẽn đường phun nhiên liệu.
Cách xử lý: Để khắc phục vấn đề này, cần thực hiện vệ sinh kim phun nhiên liệu thường xuyên, định kỳ để ngăn ngừa sự tích tụ của bụi bẩn hoặc tắc nghẽn trong kim phun nhiên liệu.
Xem thêm: Lọc nhớt ô tô là gì? Khi nào nên thay lọc nhớt ô tô?
Cách phòng tránh hiện tượng xe ô tô đề khó nổ
Để tránh hiện tượng xe ô tô đề khó nổ, việc bảo trì định kỳ và để ý đến các dấu hiệu cảnh báo sớm từ xe là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cơ bản mà chủ xe có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro này:
- Hãy tắt tất cả các thiết bị điện trên xe sau khi sử dụng và rời khỏi xe.
- Thay thế ắc quy ô tô đều đặn sau mỗi 100.000 km chạy, tương đương khoảng 4 năm sử dụng.
- Kiểm tra và làm sạch bugi ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km, và thay mới bugi sau mỗi 40.000 - 100.000 km.
- Thực hiện kiểm tra và vệ sinh kim phun nhiên liệu ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km.
- Kiểm tra rơ le, bơm nhiên liệu... định kỳ sau mỗi 20.000 km.
- Đồng thời, hãy thực hiện việc vệ sinh và bảo dưỡng xe đều đặn để phát hiện và sửa chữa các lỗi hoặc hỏng hóc trên xe.
Xem thêm: 10 hạng mục khi bảo dưỡng xe tải cần kiểm tra và thay thế
Việc khắc phục hiện tượng xe ô tô đề khó nổ đòi hỏi sự hiểu biết về các nguyên nhân và cách xử lý thích hợp. Qua bài viết trên đây, Nhân Hòa Auto hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn và biết cách xử lý vấn đề khi ô tô của mình đề khó nổ. Chúc bạn luôn bình an trên mọi cung đường!