brand

Xe chuyên dùng là gì? Các loại xe chuyên dùng ở Việt Nam

Xe chuyên dùng là những phương tiện được thiết kế đặc biệt để phục vụ các mục đích chuyên biệt trong các ngành nghề khác nhau. Tại Việt Nam, xe chuyên dùng bao gồm nhiều loại như xe cứu hỏa, xe cấp cứu, xe cẩu, xe chở rác, và xe chở xăng dầu. Mỗi loại xe có cấu tạo và chức năng riêng biệt, đáp ứng nhu cầu đặc thù của từng lĩnh vực. Việc hiểu rõ về các loại xe chuyên dùng sẽ giúp các doanh nghiệp và tổ chức lựa chọn phương tiện phù hợp nhất cho hoạt động vận tải của mình.

Xe chuyên dùng là gì?

xe chuyên dùng là gì
Xe chuyên dùng là loại xe gì?

Xe chuyên dùng hay còn gọi là specialized vehicles. Đây là những loại xe có thiết kế khác với xe tải thông thường. Bộ phận của xe được trang bị những linh kiện đặc biệt để thực hiện các chức năng riêng biệt. Các loại xe chuyên dụng thường không có quy định chung về thiết kế. Trong mỗi lĩnh vực, xe ô tô chuyên dùng lại có thiết kế khác nhau. Ví dụ như:

  • Xây dựng: xe nâng, xe cẩu, xe trộn bê tông, xe chuyên dụng dành cho thi công cầu đường, …
  • Vận tải: xe phun nước, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe bồn chở xăng, xe bồn chở thức ăn chăn nuôi.
  • Dịch vụ: xe cứu hộ giao thông, …
  • Nông nghiệp: xe chuyên dùng thu hoạch nông sản, …
  • Công nghiệp: xe thu rác, xe gom chất thải, …

Lái ô tô chuyên dùng cần bằng gì?

Hiện nay, các dòng xe chuyên dùng chủ yếu nằm trong phân khúc xe tải hạng nặng với tải trọng lớn. Do đó, để vận hành các loại xe này, người lái phải sở hữu giấy phép lái xe hạng F.

Để tham gia kỳ thi lấy bằng lái xe hạng F, ứng viên cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tuổi từ 27 trở lên, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm lái xe với tổng quãng đường an toàn không dưới 100.000 km.
  • Đã được cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, và E, cho phép điều khiển các phương tiện như xe kéo rơ-moóc với trọng lượng thiết kế trên 750kg, xe sơ-mi rơ-moóc và xe ô tô khách nối toa.
  • Các giấy tờ cần thiết bao gồm: đơn đăng ký, CMND và giấy khám sức khỏe.

Giấy phép lái xe hạng F có hiệu lực trong 5 năm kể từ ngày cấp

Xem thêm: Lái xe tải chở hàng cần giấy tờ gì? Điều kiện để hành nghề lái xe

Quy định về xe chuyên dùng

Quy định của pháp luật về phân loại xe ô tô chuyên dùng

Các loại xe ô tô chuyên dùng được quy định chi tiết tại Điều 17 Nghị định 04/2019/NĐ-CP như sau:

  • Xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế, bao gồm: xe cứu thương và các loại xe ô tô khác có kết cấu đặc biệt hoặc gắn thiết bị chuyên dùng trong ngành y tế.
  • Xe ô tô có kết cấu đặc biệt, chẳng hạn như xe chở tiền, xe trang bị phòng thí nghiệm, xe cần cẩu, v.v.
  • Xe ô tô gắn thiết bị chuyên dùng hoặc được gắn biển hiệu nhận biết theo quy định của pháp luật, bao gồm: xe gắn thiết bị thu, phát vệ tinh, xe phát thanh truyền hình lưu động, xe thanh tra giao thông, xe phục vụ tang lễ, và các loại xe tương tự.
  • Các loại xe ô tô chuyên dùng khác được thiết kế để phục vụ các nhiệm vụ đặc thù.

Quy định về tốc độ khi lái xe oto chuyên dùng

Trong các khu vực có mật độ dân cư cao: Tốc độ tối đa cho phép là 60 km/h trên các đoạn đường đôi và 50 km/h trên các đoạn đường hai chiều có ít nhất hai làn xe cơ giới cũng như trên đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Ngoài khu vực đông dân cư: Tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h trên các đoạn đường đôi và 60 km/h trên các đoạn đường hai chiều có ít nhất hai làn xe cơ giới cùng các đoạn đường một chiều có một làn xe cơ giới, ngoại trừ xe ô tô trộn vữa và ô tô trộn bê tông.

Các loại xe chuyên dùng phổ biến ở Việt Nam

Xe Ben

Xe ben chuyên dùng

Xe ben là loại phương tiện vận tải được trang bị cần nâng thùng tự đổ. Được chế tạo thành công tại Đức vào năm 1885, xe ben có thùng được thiết kế dạng thùng lửng với kết cấu khung liền vững chắc, đảm bảo khả năng chịu lực cao đối với các loại hàng hóa rời nặng. Góc nâng lớn của ben giúp việc hạ tải diễn ra nhanh chóng và an toàn. Thiết kế càng chữ A và điểm đặt xi lanh trên Chassis tối ưu hóa lực đẩy của xi lanh ben, giúp xe dễ dàng lên xuống. Cầu xe được chế tạo bằng thép chịu tải cao, phù hợp với địa hình đồi núi ở nước ta, đặc biệt khi hoạt động tại các công trình ở miền núi và vùng cao.

 Các loại xe ben phổ biến:

  • Xe ben cứng
  • Xe ben khớp nối
  • Xe ben địa hình
  • Xe ben tiêu chuẩn
  • Thiết kế: 

Công dụng chính của xe ben:

  • Chuyên chở các loại hàng hóa cho ngành xây dựng, có khối lượng nặng, cồng kềnh. Gồm những loại vật liệu như: thép, sắt, xi măng, cát, …
  • Phù hợp vận chuyển liên tỉnh, quãng đường xa, địa hình đồi núi gập ghềnh.

Một số loại xe ben chuyên dùng như: xe ben Isuzu, xe ben Hino, xe ben Daewoo, xe ben Hyundai. 

Xe đông lạnh

xe đông lạnh chuyên dùng
Xe đông lạnh

Cấu tạo của xe chuyên dùng đông lạnh gồm các bộ phận sau:

  • Sàn thùng xe: Bao gồm kết cấu chịu lực từ đà ngang, đà dọc, các bulong thép và bass chống xô, đảm bảo khả năng chịu tải cao. Sàn thùng còn có lớp cách nhiệt 3 lớp: Inox (mặt trên), Foam PU, và Inox (mặt dưới) giúp tối ưu hóa khả năng cách nhiệt, bảo vệ hàng hóa khỏi hư hỏng do thay đổi nhiệt độ.
  • Vỏ thùng: Là phần bao quanh và nóc thùng xe đông lạnh, cấu tạo từ 4 lớp: vách ngoài, lớp cốt, lớp cách nhiệt, và vách trong.
  • Cửa thùng đông lạnh: Bao gồm cửa sau và cửa hông, chế tạo từ composite, foam PU, hộp kẽm và bass sắt gia cố. Các cánh cửa có gioăng để đảm bảo độ kín và thẩm mỹ, với 3 bản lề kiểu container và khóa cửa bằng tay.
  • Hệ thống máy lạnh: Tùy vào nhu cầu, có thể chọn các thương hiệu như Thermo King, Thermal Master, Hwasung Thermo.
  • Hệ thống chiếu sáng: Gồm đèn LED lắp đặt trong thùng, đảm bảo đầy đủ ánh sáng, hữu ích cho việc sắp xếp và vận chuyển hàng hóa.

Công dụng của xe đông lạnh:

  • Chuyên dùng để chở các loại hàng hóa cần được bảo quản ở nhiệt độ nhất định. Đa phần là các mặt hàng thực phẩm, hải sản, dược phẩm.

Xem thêm: Top Các Dòng Xe Đông Lạnh Đáng Đầu Tư Nhất Hiện Nay

Xe ép rác

xe ép rác chuyên dùng
Xe ép rác chuyên dùng

Cấu tạo cơ bản của xe ép rác gồm phần khung gầm và hệ thống chuyên dụng được lắp đặt theo xe. Phần đầu xe có cabin điều khiển, đủ chỗ cho một người lái và một người phụ.

Phần thân xe chứa toàn bộ hệ thống xử lý rác thải, gồm máy nén rác và thùng chứa. Các bộ phận thủy lực và máng sàn thùng xe giúp rác di chuyển dễ dàng, nén lại và chứa được nhiều hơn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian di chuyển, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả thu gom rác, tăng hiệu suất làm việc.

Công dụng của xe ép rác chuyên dùng: thu gom, vận chuyển các loại rác thải từ khu công nghiệp, trung tâm thành phố đến bãi tập kết rác và khu xử lý rác thải chuyên nghiệp.

Thông thường, xe ép rác được chia làm các dòng tùy theo khối lượng. Tại Việt Nam có các loại phổ biến là: 6 khối, 9 khối, 12 khối, 14 khối, 20 khối.

Một số loại xe ép rác ở Việt Nam: Isuzu 4 khối QKR77FE4, Hino 7 khối Dutro, Hino 9 khối FC9JETC, …

Xe bồn chở xăng dầu

xe bồn chở xăng dầu chuyên dùng
Xe bồn chở xăng dầu

Bồn chứa xăng dầu thường có hình bầu dục, được tính toán và thiết kế để chịu được áp lực của xăng dầu khi di chuyển và trong quá trình xuất nhập dầu. Bồn chứa xăng còn được gọi là Xitec. Xitec có thể được chia thành nhiều ngăn với các kích thước khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của cơ quan đăng kiểm Việt Nam cho từng loại xe.

Bồn chứa xăng dầu thường có thiết kế hình elip và được làm từ vật liệu như thép hoặc nhôm. Bình xăng thường được chia thành nhiều ngăn nhỏ để phù hợp với lượng xăng mỗi cửa hàng cần dự trữ, đồng thời đảm bảo an toàn khi xe di chuyển

Xe ô tô chuyên dùng chở xăng dầu có 2 loại chính:

  • Xe sơ mi rơ mooc bồn chở xăng dầu
  • Xe tải có bồn chở xăng dầu

Xem thêm: Bí quyết giải quyết bài toán mua ô tô trả góp thông minh

Xe hút bụi đường

xe hút bụi đường chuyên dùng
Xe hút bụi đường

Xe hút bụi đường có gồm có 2 bộ phận chính:

Xe nền cơ sở: Gồm hai loại chính là xe tải chassis thông dụng (dòng xe quét cỡ trung và lớn) và nền di chuyển thủy lực (dòng xe quét mini chạy dầu hoặc điện). Chức năng chính là di chuyển và chuyên chở hệ thống chuyên dụng phía sau. Đối với xe quét loại lớn, xe nền cơ sở còn cung cấp động lực cho việc nâng hạ thùng ben chứa chất thải.

Hệ thống chuyên dùng: Là hệ thống làm việc chính của xe, gồm động cơ phụ (cho dòng xe trung và lớn), hệ thống chổi quét và gom rác, hệ thống cuốn hất hoặc hút chân không đưa rác lên thùng chứa, hệ thống phun nước dập bụi khi quét, thùng chứa, kết cấu khung, hệ thống ben xả rác, hệ thống điện và thủy lực.

Xe bửng nâng

xe bửng nâng chuyên dùng
Xe bửng nâng

Bửng nâng xe tải gồm 4 bộ phận chính: bàn nâng, trụ dẫn hướng, hệ thống dẫn động và hệ thống bơm thủy lực.

  • Bàn nâng: Là bộ phận chính, làm từ thanh và tấm sắt phẳng có gân chống trơn trượt. Kích thước tùy loại xe tải và tải trọng nâng hạ.
  • Trụ dẫn hướng: Làm từ sắt dày 7-15 mm, gia công thành trụ vuông có rãnh dọc, giúp bàn nâng di chuyển theo chiều dọc.
  • Hệ thống thủy lực: Cung cấp lực nâng hạ, bao gồm bơm, xi lanh, van và dây dẫn thủy lực.
  • Hệ thống dẫn động: Gồm hai loại chính: thủy lực và cáp, trong đó hệ thống thủy lực phổ biến hơn, có khả năng nâng tải nặng tốt.

Xe chuyên dùng có bửng nâng được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ việc bốc, dỡ hàng hóa dễ dàng hơn. Thường chuyên chở các loại hàng hóa có kích thước lớn, cồng kềnh trong khu công nghiệp, đô thị.

Một số dòng xe bửng nâng thường thấy:

  • Xe tải gắn bửng nâng sử dụng bằng dây cáp.
  • Xe tải gắn bửng nâng sử dụng thuỷ lực và dây cáp.
  • Xe tải gắn bửng nâng sử dụng thuỷ lực.

Xem thêm: Bửng Nâng Xe Tải Là Gì? Giá Bửng Nâng Xe Tải Mới Nhất Hiện Nay

Xe thang nâng người làm việc trên cao

xe thang nâng người làm việc trên cao
Xe thang nâng người làm việc trên cao

Xe thang nâng người làm việc trên cao có cấu tạo tùy vào từng loại xe. Hiện nay có 3 dòng xe chính là xe nâng người cắt kéo, xe nâng người thẳng đứng, xe nâng Boom Lift.

Cấu tạo xe nâng người cắt kéo: 

  • Thân xe: Thiết kế dạng khoan để chứa hệ thống điện, ắc quy, thủy lực.
  • Bánh xe: Chất liệu cao su đặc, có trang bị phanh thủy điện hoặc phanh thủy lực.
  • Thang nâng: Thiết kế dạng chữ X. Chất liệu thép cao cấp.
  • Platform (sàn thao tác): Thiết kế cao 1m, chất liệu hợp kim nhôm, thép.
  • Hệ thống thủy lực: Nâng, hạ người đến vị trí nhất định.
  • Hệ thống điều khiển: Gồm điều khiển dưới và điều khiển trên.
  • Hệ thống an toàn và cảnh báo: Cảm biến nghiêng có nhiệm vụ tự động ngừng nâng xe. 
  • Hệ thống xử lý khẩn cấp: Gồm phanh khẩn cấp và hạ sàn nâng.

Cấu tạo xe nâng người thẳng đứng:

  • Thân xe: Chứa hệ thống thủy lực, ắc quy.
  • Hệ thống điện thủy lực: Dẫn động bơm dầu thủy lực, dùng điện áp 24VDC.
  • Bánh xe:  Thiết kế có hệ thống phanh điện hoặc phanh thủy lực.
  • Trụ nâng: Nâng, hạ bằng hệ thống thủy lực.
  • Sàn nâng: Chất liệu thép, có lan can đảm bảo an toàn.
  • Hệ thống an toàn và cảnh báo: Khi xe nghiêng vượt 3 độ, hệ thống sẽ tự động ngừng nâng.

Cấu tạo xe nâng Boom Lift

  • Bánh xe: Chất liệu cao su, hoạt động nhờ vào phanh thủy lực.
  • Hệ thống thủy lực: Gồm xi lanh, bộ chia dầu, bơm dầu, ống dầu, các van dầu, thùng dầu, mô tơ.
  • Cabin: Chất liệu nhôm hoặc hợp kim thép.
  • Cần nâng: Có từ hai ống trở lên, lồng vào nhau.
  • Hệ thống điều khiển
  • Hệ thống an toàn và cảnh báo: Gồm báo hiệu âm thanh, cảm biến nghiêng và đèn báo.

Xe tải gắn cẩu tự hành

xe tải gắn cẩu tự hành
Xe tải gắn cẩu tự hành

Cấu tạo xe tải chuyên dùng gắn cẩu tự hành gồm 4 bộ phận chính:

  • Xe Chassis
  • Cần cẩu tự hành: Được chia ra làm hai loại dạng cẩu rút và dạng cẩu thước. Gồm các bộ phận chính sau: xi lanh, chân chống trước (tú trước), mâm xoay, móc cẩu, thùng dầu thủy lực, thân cẩu, bơm thủy lực, cáp cẩu (tời), chân chống sau (Tú sau), ghế phụ, hệ thống điều khiển trung tâm, hệ thống an toàn cảnh báo.
  • Hệ thống bơm thủy lực
  • Thùng xe tải cẩu.

Công dụng của xe tải gắn cẩu tự hành:

  • Sử dụng vận chuyển vật liệu, thiết bị xây dựng trong các khu công nghiệp lớn.
  • Chuyên chở, bốc vác, rỡ xếp các loại hàng hóa cồng kềnh, có khối lượng nặng.

Xe cứu hộ giao thông

xe cứu hộ giao thông
Xe cứu hộ giao thông

Cấu tạo xe cứu hộ giao thông gồm 5 bộ phận cơ bản

  • Cần cẩu: Sử dụng bộ dây tời điều chỉnh để kéo phương tiện từ kênh mương, sườn dốc, hoặc vị trí không an toàn mà xe cứu hộ không thể tiếp cận.
  • Dây tăng và móc: Thiết bị cầm tay gồm đoạn dây bạt hoặc xích, quấn quanh khung hoặc trục xe gặp nạn, rồi được tời kéo lên cao để trói chặt lốp, giúp kéo xe đi trên hai trục còn lại.
  • Càng nâng: Phát triển từ móc và dây tăng, sử dụng gọng kẹp lớn bằng thép để cố định bánh trước hoặc sau, sau đó nâng lên bằng cơ cấu nâng thủy lực hoặc cơ học.
  • Sàn trượt: Phần sắt xi phía sau xe cứu hộ lắp sàn trượt có thể nghiêng và hạ thấp xuống mặt đường nhờ cơ cấu thủy lực.
  • Tổ hợp càng nâng và cần cẩu: Thường dùng trong xe công vụ để bắt giữ và di chuyển xe vi phạm hoặc đỗ trái phép.

Điều kiện để lái các loại xe chuyên dùng

Hiện nay, các dòng xe chuyên dụng chủ yếu nằm trong phân khúc xe tải hạng nặng với tải trọng lớn. Do đó, để vận hành những loại xe này, người lái cần phải có giấy phép lái xe hạng F.

Để tham gia kỳ thi lấy bằng lái xe hạng F, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tuổi từ 27 trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm lái xe với tổng quãng đường lái xe an toàn không dưới 100.000 km.
  • Đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E, cho phép điều khiển các loại phương tiện như xe kéo rơ-moóc với trọng lượng thiết kế trên 750kg, xe sơ-mi rơ-moóc và xe ô tô khách nối toa.
  • Các giấy tờ cần thiết bao gồm: đơn đăng ký, CMND và giấy khám sức khỏe,…

Xem thêm: Chạy xe tải cần gì? Học lái xe tải cơ bản dành cho người mới

Xe chuyên dùng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhiều ngành nghề khác nhau tại Việt Nam. Từ cứu hỏa, y tế, xây dựng đến môi trường, mỗi loại xe chuyên dùng đều có chức năng riêng biệt, đáp ứng các yêu cầu chuyên môn cao.